Thị trường bất động sản Tây Nguyên đang thu hút nhiều tập đoàn lớn đầu tư những tổ hợp khu đô thị quy mô lớn.
Trước tình trạng quỹ đất để phát triển dự án tại các đô thị lớn ngày càng khan hiếm, giá đất ngày càng tăng cao, sự quá tải hạ tầng xã hội ngày một trầm trọng, nhiều chủ đầu tư đã chuyển hướng đầu tư về các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế.
Sở hữu nhiều lợi thế về kinh tế, du lịch, văn hoá cộng thêm quỹ đất còn dồi dào, khả năng sinh lời cao nên các tỉnh vùng Tây Nguyên đang thu hút nhiều doanh nghiệp và giới đầu tư bất động sản (BĐS) tìm về.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực của Tây Nguyên những năm gần đây đã tạo cơ hội cho thị trường BĐS phố núi thu hút các “ông lớn” địa ốc đầu tư.
Đơn cử như tập đoàn FLC và Asian Holding đã cùng đầu tư phát triển một dự án tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng đang xúc tiến triển khai nhiều dự án trọng điểm khác tại địa phương.
Cũng ở phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum đang trở thành điểm đến đầy hấp dẫn của các doanh nghiệp nhờ chủ trương tích cực tạo quỹ đất sạch của UBND tỉnh và chính sách đầu tư cho hạ tầng đô thị, mở rộng không gian thành phố. Đến nay, Kon Tum đã thu hút nhiều dự án BĐS cao cấp.
Tại Đắk Lắk, TNG Holdings đang tập trung vào các lĩnh vực phát triển du lịch, nhà ở đô thị, khu dân cư, khu đô thị mới với tổng giá trị đầu tư khoảng hơn 1.700 tỉ đồng.
Tập đoàn Vingroup cũng tiến quân vào Đắk Lắk với tổ hợp dịch vụ cho hãng ô tô VinFast và dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại – Khách sạn 5 sao, Shophouse tại thành phố Buôn Ma Thuột, tổng vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỉ đồng… Hiện tại, Tập đoàn Capital House cũng đã ra mắt một dự án khu đô thị tại TP. Buôn Ma Thuột.
Theo báo cáo mới nhất về thị trường BĐS quý III/2020 của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARs), thống kê từ một số sàn giao dịch cho thấy những dự án được quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ đang dẫn dắt thị trường Tây Nguyên với tỉ lệ hấp thụ đạt 70 – 80%.
Đáng chú ý, theo báo cáo của VARs, dòng sản phẩm cao cấp, tích hợp không gian sống hiện đại như công viên, siêu thị, trường học, khu vui chơi giải trí… luôn nằm trong giỏ hàng đắt khách.
Biên độ tăng giá của dòng sản phẩm này cũng duy trì ở mức cao và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh vào thời điểm cuối năm 2020, bước sang 2021.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý các chủ đầu tư cần chú ý quy hoạch bài bản, đồng bộ và có tầm nhìn dài hạn để các dự án khớp nối được với quy hoạch hạ tầng của tỉnh và phát triển lâu dài.
Chuyên gia BĐS Ngô Đức Sơn cho rằng các địa phương mời gọi chủ đầu tư phát triển các khu đô thị phải dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, gắn với phân kỳ thực hiện, khu vực và ngành cụ thể.
Các địa phương phải sàng lọc, lựa chọn những chủ đầu tư có năng lực, loại bỏ chủ đầu tư nguồn lực tài chính hạn chế bởi hiện nay có không ít doanh nghiệp đầu tư khu đô thị nhưng chỉ đăng ký để giữ đất, chờ chuyển nhượng.
“Một số tỉnh, thành phố, sau khi giao đất cho doanh nghiệp đã giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để doanh nghiệp triển khai. Thế nhưng có những dự án kéo dài, không triển khai thực hiện, gây nhiều thiệt hại cho địa phương và người dân” – ông Sơn nói.
Tổng hợp.
TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN LIÊN HỆ
HOTLINE: 0908.686.979