Những đô thị ở Tây Nguyên sẽ được nâng cấp, mở rộng trong thời gian tới?

Theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt, nhiều đô thị tại các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai sẽ được nâng cấp, mở rộng.

Nhiều đô thị được nâng cấp, mở rộng

Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, đến năm 2030, toàn tỉnh Lâm Đồng có 17 đô thị. Trong đó, có 01 đô thị loại I (thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương sáp nhập vào thành phố Đà Lạt); 01 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc và sáp nhập 05 xã của huyện Bảo Lâm trở thành phường của thành phố Bảo Lộc); 03 đô thị loại III, 05 đô thị loại IV và 07 đô thị loại V.

Khi có đủ điều kiện, tiêu chí theo quy định, tỉnh Lâm Đồng sẽ phát triển thêm 05 đô thị loại V. Phấn đấu đến năm 2045, Lâm Đồng trở thành thành phố trực thuộc trung ương gồm 3 quận, 3 thị xã, 3 huyện. Ngoài ra, khu vực ngoại thành là một số thị trấn huyện lỵ và thị trấn thuộc huyện giữ vai trò là trung tâm huyện hoặc trung tâm các xã hoặc các cụm xã.

Trong khi đó, theo quy hoạch vừa được phê duyệt, đến năm 2030, toàn tỉnh Đắk Nông có 10 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại II (thành phố Gia Nghĩa); 1 đô thị loại III (thị xã Đắk Mil); 2 đô thị loại IV (thị xã Đắk R’ Lấp, thị xã Cư Jút); phấn đấu đạt 4 đô thị loại IV; 2 đô thị loại V.

Đến năm 2030, toàn tỉnh Gia Lai có tổng số 18 đô thị. Trong đó có 01 đô thị loại I là thành phố Pleiku; 01 đô thị loại III là thị xã An Khê; 05 đô thị loại IV gồm thị xã Ayun Pa, thị xã Chư Sê, thị trấn Đak Đoa, thị trấn Kbang, thị trấn Phú Thiện.

Tỉnh Gia Lai còn có 11 đô thị loại V gồm: Thị trấn Kông Chro, thị trấn Kon Dơng, thị trấn Phú Hòa, thị trấn Ia Ly, thị trấn Chư Ty, thị trấn Ia Kha, thị trấn Chư Prông, thị trấn Nhơn Hòa, thị trấn Phú Túc, đô thị huyện lỵ huyện Ia Pa. Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng định hướng hình thành mới đô thị cửa khẩu Lệ Thanh.

Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, đến năm 2030, toàn tỉnh Đắk Lắk có 31 đô thị. Trong đó có 01 đô thị loại I trực thuộc tỉnh là thành phố Buôn Ma Thuột; 01 đô thị loại III là thị xã Buôn Hồ; 06 đô thị loại IV là thị xã Ea Kar, thị trấn Phước An, thị trấn Buôn Trấp, thị trấn Ea Đrăng, thị trấn Quảng Phú, thị trấn Ea Pốk; 23 đô thị loại V.

Quy hoạch định hướng mở rộng, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, phát triển theo hướng xanh, sinh thái, thông minh, mang bản sắc riêng. Thực hiện chuyển đổi số gắn với ba nội dung chính bao gồm chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; xây dựng, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột theo hướng đô thị thông minh.

Cùng với đó, phát triển thị xã Buôn Hồ là đô thị trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch vùng phía Bắc của tỉnh. Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Phát triển thị xã Ea Kar là đô thị trung tâm tiểu vùng phía Đông của tỉnh, hạt nhân thu hút nguồn lực xã hội để trở thành trung tâm dịch vụ, thương mại, công nghiệp của tiểu vùng.

Riêng quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng toàn tỉnh có 12 đô thị vào năm 2030. Trong đó có 1 đô thị loại II là thành phố Kon Tum; 5 đô thị loại IV; 6 đô thị loại V.

Các dự án lớn dự kiến sẽ được ưu tiên đầu tư

Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, nhiều quy hoạch tỉnh đã xác định các dự án có tính chất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội để ưu tiên đầu tư, thu hút đầu tư.

Quy mô, tổng vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư và nguồn vốn của các dự án sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập, trình duyệt dự án đầu tư phù hợp với nhu cầu, khả năng cân đối, huy động nguồn lực của địa phương từng thời kỳ, bảo đảm đúng định hướng, đúng quy định của pháp luật.

Theo quy hoạch, Lâm Đồng dự kiến ưu tiên đầu tư 36 dự án giao thông vận tải; 11 dự án công nghiệp; 34 dự án văn hóa, thể thao, du lịch; 36 dự án thuộc lĩnh vực y tế; 6 dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo; 20 dự án khu, trung tâm thương mại, dịch vụ; 62 dự án khu dân cư, đô thị; 12 dự án nông nghiệp;…

Một số dự án khu dân cư, đô thị có thể kể đến như: Khu dân cư thuộc tổ 14, thành phố Bảo Lộc; Khu đô thị mới thành phố Bảo Lộc; Khu đô thị trung tâm hành chính, văn hóa, thể dục và thể thao thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng; Khu đô thị Nam sông Đa Nhim, huyện Đức Trọng; Khu đô thị mới phía Bắc dự án Nam sông Đa Nhim (Khu vực I, II, III), huyện Đức Trọng; Khu đô thị phức hợp thương mại, dịch vụ, du lịch huyện Đức Trọng; Khu dân cư, nhà ở công nhân kế cận Khu công nghiệp Phú Bình, huyện Đức Trọng; Khu đô thị Liên Khương – Prenn (Khu vực I, II, III);…

Còn tỉnh Kon Tum dự kiến ưu tiên đầu tư 30 dự án hạ tầng giao thông; 6 dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp; 8 dự án hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh; 81 dự án hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch;…

Riêng tại tỉnh Gia Lai có nhiều dự án dự kiến do Trung ương đầu tư gồm: 9 dự án hạ tầng giao thông kết nối liên vùng; 3 dự án xây dựng mới, nâng cấp các hồ, đập; 29 dự án điện. Tại tỉnh Gia Lai còn có nhiều dự án dự kiến do tỉnh đầu tư gồm: 16 dự án du lịch; 5 dự án văn hóa; 3 dự án thể thao; 13 dự án y tế – chăm sóc sức khỏe; 20 dự án hạ tầng giao thông; các dự án đô thị và nông thôn;…

Tỉnh Đắk Nông dự kiến ưu tiên đầu tư 11 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp; 23 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp; 25 dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch;…

Còn tỉnh Đắk Lắk dự kiến ưu tiên đầu tư 31 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp; 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp; 24 dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; các dự án thuộc lĩnh vực giao thông;…

TIN LIÊN QUAN

THÔNG TIN LIÊN HỆ

HOTLINE: 0908.686.979

TIN TỨC DỰ ÁN

DỰ ÁN NỔI BẬT

NHẬN TƯ VẤN CHI TIẾT NHỮNG DỰ ÁN ĐANG HOT TỪ CÁC CHUYÊN GIA

DỰ ÁN HOT

TÂM ĐIỂM ĐẦU TƯ